• An Image Slideshow
  • An Image Slideshow
  • An Image Slideshow

Tin tức
Tương ót Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản

Liên quan đến lô sản phẩm tương ớt Chinsu bị Nhật Bản thu hồi trong những ngày gần đây, Cục An toàn

thực phẩm có ý kiến như sau:

Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) hướng dẫn chung cho các thành viên

Codex (gồm 189 nước) trong đó có Việt Nam thì axit benzoic (INS 210) và axit sorbic (INS 200) được

phép sử dụng trong thực phẩm trong đó có tương ớt. Theo Bộ Y tế Việt Nam quy định tại Thông tư

số 27/2012/TT - BYT ngày 30/11/2012 về việc hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm và Thông tư số

08/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng

11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm được phép sử dụng

axit benzoic (INS 210) và axit sorbic (INS 200) với hàm lượng tối đa 1000mg/kg sản phẩm tương ớt.

Tuy nhiên, tùy yêu cầu của công tác quản lý thực phẩm của mỗi Quốc gia khác nhau thì quy định

khác nhau; tùy theo thói quen sử dụng thực phẩm của người dân trong nước, lượng tiêu thụ thực

phẩm khác nhau ở mỗi nước, nên có thể cùng là thành viên của Codex nhưng có nước cho sử

dụng, có nước không cho sử dụng; có nước cho sử dụng ở hàm lượng này, có nước cho sử

dụng ở hàm lượng khác nhưng nhìn chung không quá quy định của Codex.

Nhật Bản không cho dùng axit benzoic trong tương ớt nhưng cho dùng axit benzoic trong các sản

phẩm khác ví dụ nước tương, bơ thực vật, đồ uống không cồn...

Theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), tương ớt sử dụng axit benzoic

với hàm lượng 1000mg/kg sản phẩm là an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo khi sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất chế biến

thực phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau: sử dụng đúng loại phụ gia thực phẩm trong

danh mục, đúng đối tượng, đúng hàm lượng theo quy định của Bộ Y tế. Các phụ gia thực

phẩm phải đảm báo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn thời hạn sử dụng và phải đáp ứng

yếu cầu về an toàn theo quy định tại các Quy chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng

Theo: VFA.GOV.VN

 
thủ tục đăng ký mã sô , mã vạch

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch. Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, để quản lý hàng hóa thì trước tiên doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam.

EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm.
Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp (hộ kinh doanh, công ty...) sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt 
Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã vạch mặt hàng mới.
Tư vấn thủ tục đăng ký mã vạch hàng hóa:

1. Hồ sơ gồm có:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu quy định)
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (theo mẫu quy định)
+ Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)
2. Nộp hồ sơ tại:
- Hoặc thông qua Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch có số Điện thoại: 0902199996
- Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuần Đo lường Chất lượng
3. Thời gian giải quyết:
- Thời gian cấp mã số tạm thời 5 ngày làm việc, cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
 
Nghị định 15/2018/NĐ-CP Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm

* Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:

1. Thủ tục tự công bố sản phẩm.
2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Đảm bảo an toàn thực phẩm biến đổi gen.
4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
5. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
6. Ghi nhãn thực phẩm.
7. Quảng cáo thực phẩm.
8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
9. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.
10. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
11. Phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).

* Mảng CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG được quy định cụ thể như sau:

I - Các sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm

1. Các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này thì tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố sản phẩm.
2. Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) sản xuất, nhập khẩu để phục vụ cho việc sản xuất của tổ chức, cá nhân được miễn tự công bố sản phẩm.

II - Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố an toàn sản phẩm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ tại đơn vị và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận;
c) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.
3. Hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt.
4. Các tài liệu nộp kèm hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp.
Ghi chú:
* Điều 6. Các sản phẩm thuộc đối tượng phải đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
 
Quy trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết đóng bình đóng chai, đóng bình

Quy trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết đóng bình đóng chai

Nguồn nước ngầm sâu hơn 100m được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất của Hoa Kỳ: Với hệ thống công nghệ thẩm thấu ngược hiện đại và quy trình sản xuất khép kín tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của ĐAQN không chỉ giúp nước đóng chai đóng bình lọc bỏ các tạp chất trong nguồn nước, đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà còn giữ lại hương vị tự nhiên của nước, đem đến cho bạn những hương vị sảng khoái tuyệt vời khi sử dụng.Công ty TNHH thương mại và sản xuất Đức Anh QN sản xuất các loại chai nhựa, chai pet đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và kích cỡ.


1. Hệ thống lọc đa năng
Thông thường thiết bị này chứa 3 lớp màng nguyên liệu khác nhau, chiều sâu của cả ba lớp khoảng 66cm đến 102cm, lớp trên cùng là than hoạt tính, lớp ở giữa là Calcined Alumim Silicate, lớp cuối cùng là thạch anh. Với đa chức năng như vậy cho phép thiết bị này khử những tạp chất hữu cơ lơ lửng trong nguồn nước - nguyên nhân gây đục và cân bằng độ axit và kiềm (pH) trong giới hạn cho phép.

2. Hệ thống lọc than hoạt tính
Than hoạt tính đặc biệt hiệu quả trong việc khử mùi, màu do những hợp chất hữu cơ gây ra và đồng thời khử hầu hết lượng dư chất Clorin (THMs) có trong nguồn nước thủy cục. Than hoạt tính đồng thời có khả năng hấp thu rất cao lượng hóa chất nông nghiệp có trong nguồn nước như: Aldicard, Aldrin, Endrin và những chất tẩy rửa như: Percholorocthylene (PCE), Trichlorocthylene (TCE) và Benzen.

3. Hệ thống làm mềm nước (Softner)
Trước tiên để  hiểu thêm thế nào là “nước mềm” và “nước cứng”.
* Nước cứng (Hardness water) dùng phương pháp hóa để đo lượng Calcium bicarbonate và magnesium bicarbonate hiện diện trong mẫu nước, cộng hai chất lại với nhau ta có tổng cộng độ cứng được tính bằng mg/l hoặc ppm, tuy nhiên để xác định mức độ như thế nào thì gọi là nước cứng. Hiệp hội chất lượng nước Hoa Kỳ WQA quy định tiêu chuẩn như sau: nước cứng (Hardness water) từ 180mg/l (ppm) tổng hợp calcium và magnesium trở lên.

* Nước mềm (soft water) bằng hoặc thấp hơn 170 ppm tổng lượng calcium và magnesium. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay được ứng dụng trong việc xử lý nước đóng chai là sử dụng hạt nhựa trao đổi làm mềm (Cation exchange softening) và tái sinh bằng muối thường (NaCl).

Cũng như thiết bị lọc đa năng, thiết bị làm mềm nước cũng phải được tính toán thật chính xác tổng chất rắn hòa tan (TDS) Calcium bicarbonate và magnesium bicarbonate trong mẫu nước và công suất sử dụng ta sẽ có được khối lượng hạt nhựa cần thiết để xử lý và lượng muối vừa đủ để tái sinh giúp chất lượng nguồn nước luôn ổn định

4. Hệ thống thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)

Đây là thiết bị chiếm vai trò quan trọng nhất và mang tính năng bắt buộc trong quy trình xử lý nước uống đóng chai. Vì tính năng thẩm thấu cho nên nguồn nước được đưa vào màng với áp suất cao trung bình là 150psi cho phép loại bỏ đến 99,9% muối và chất nhiễm rắn, loại bỏ hầu như hoàn toàn vi khuẩn ở 0,0001 microns. Về nguyên tắc nguồn nước khi qua R.O là có thể đạt tiêu chuẩn uống được. Tuy nhiên nguồn nước theo dây chuyền sẽ được dẫn vào bồn chứa trước khi Fill vào bình để sử dụng, giai đoạn này dễ phát sinh vi khuẩn do đường ống dẫn và nguồn nước tiếp cận với không khí trước khi vào bồn. Video: Nguyên tắc hoạt động của màn RO


5. Sát khuẩn bằng công nghệ Ozone (O3) và Đèn cực tím (U.V)
- Hiện nay Ozone diệt khuẩn nhanh hơn Clorin 3.100 lần và mạnh hơn 1.000. Ozone không tồn tại ổn định trong nước, nó phân hủy nhanh một nguyên tử oxy khi tiếp xúc với vi khuẩn,sản phẩm phụ còn lại duy nhất của ozone trong nước là oxy nguyên chất.

- Đèn cực tím (U.V) tạo ra những dòng điện từ với độ bức xạ là 2.537 amgstroms giết chết những bào tử, bào nang của vi khuẩn không thể phát triển thành tế bào. Sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.


6. Thiết bị lọc xác khuẩn:

Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết, xác của chúng được kết dính với nhau tạo thành các màng lơ lửng có kích thước trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩm được đưa qua thiết bị siêu lọc 0,2 µm . Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này. Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.

7. Xử lý tráng rửa vỏ bình:

Bình được súc rửa được đưa vào ngâm trong dung dịch KOH và súc lại bằng nước tinh khiết, sau đó đưa vào chiết rót.

8. Chiết rót và đóng bình, thành phẩm

Sau khi nước được xử lý bằng các công đoạn lọc, trao đổi ion, thẩm thấu ngược và thanh trùng bằng tia cực tím UV và Ozone. Nguồn nước cần xử lý đã được xử lý sạch triệt để sẽ được lưu chứa ở bể chứa nước sạch có dung tích 2000lít. Trên hệ thống chiết rót bố trí đèn UV chống tái nhiễm khuẩn cho nước sạch đã qua xử lý phục vụ cho công tác đóng gói.

Bể chứa nước sạch được đặt ở vị trí thuận lợi nhất cho việc chiết rót (phòng chiết rót). Nguồn nước lúc này đã được xử lý sạch đảm bảo an toàn, đủ điều kiện cho phép của thực phẩm nước uống đóng chai. Song bên cạnh đó, việc chiết rót thành phẩm sẽ bị tái nhiễm khuẩn nếu phòng chiết rót không đảm bào vệ sinh thanh trùng không khí. Vì vậy, việc thanh trùng không khí cho phòng chiết rót luôn được quan tâm.

Phòng chiết rót được bố trí đèn tia cực tím với mục đích thanh trùng trước khi thao tác chiết rót nước sạch vào bình. Đồng thời, Công nhân viên trong phòng chiết rót được trang bị áo blue thí nghiệm bảo hộ và thực hiện công tác vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi sản xuất thành phẩm

9.Công đoạn đóng nắp, đóng gói bao bì.

Sau khi nước sạch được chiết rót bằng máy chiết rót vào bình chứa, sản phẩm sẽ được đóng gói bao bì, đồng thời sẽ ghi chú hạn sử dụng bằng máy in hạn sử dụng cho sản phẩm. Phương pháp gia nhiệt cho các vật liệu đóng gói, bao bì tăng cường làm sạch cho sản phẩm trong công tác lưu kho.

Công tác đóng gói bao bì sản phẩm phải được thực hiện nghiêm túc đảm bảo đúng các quy trình về nhãn mác, thời hạn sử dụng của sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về công tác quản lí của các cơ quan chức năng. 

10.Công đoạn lưu kho.

Sau khi đóng gói bao bì, ghi chú hạn sử dụng cho sản phẩm. Sản phẩm sẽ được vận chuyển vào kho chứa. Sản phẩm sẽ được chất lên ballet nhằm tránh khả năng tái nhiễm khuẩn của sản phẩm.

Công tác lưu kho sản phẩm đảm bảo điều kiện hợp lý, an toàn và hợp vệ sinh…Các hoạt động lưu kho hoàn toàn độc lập với công tác thu hồi bình chứa sau khi sử dụng. Công tác vệ sinh, bảo quản sản phẩm phải được quan tâm đúng mức tránh những rủi ro… về an toàn cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩ
m.

 
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NGÀNH NHỰA NĂM 2013

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa đạt trên 2,2 tỉ USD.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2012.

Chi tiết...
 
ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI NHỰA ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM

I. ĐẶC TÍNH CÁC LOẠI NHỰA DÙNG LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM :

Nguyên liệu sản xuất nhựa là nguồn hydrocarbon từ dầu hỏa, đươc tách trong quá trình lọc dầu. Với trữ lượng dầu hỏa từ quặng mỏ rất lớn nên nguồn hydrocarbon cũng vô cùng phong phú, giá thành thấp. Do đó công nghệ chế tạo bao bì nhựa đã phát triển đa dạng, phong phú về chủng lọai, đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại thực phẩm. Loại bao bì này có đặc diểm thường là không mùi, không vị, độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống thấm khí hơi do đó đảm bảo được áp lực cao trong môi trường chứa thực phẩm, có loại bao bì trong suốt có thể nhìn thấy rõ sản phẩm bên

Chi tiết...
 
Nhựa tốt và cách nhận biết

Loại cốc pha trà cá nhân hình trụ có nắp vặn chặt, bên trong có bầu lọc để chặn các lá chè khi rót hay uống trực tiếp, làm bằng nhựa PC (polycacbonat). Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt, PC có thể chứa nhiều chất độc chloride, gây rò rỉ dioxin, loại chất cực độc gây ung thư.


Chi tiết...